Những điểm lưu ý về BHXH sau 1-7-2025
Tóm tắt nội dung
1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
2. Mức đóng BHXH
3. Thời gian tham gia BHXH để được nhận lương hưu. Mức lương hưu
4. Rút BHXH 1 lần
5. Các thay đổi áp dụng sau 1/7
I. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bao gồm hai loại chính: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
– BHXH bắt buộc áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, và một số đối tượng khác.
– BHXH tự nguyện dành cho công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Những ai thuộc đối tượng BHXH bắt buộc:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
– Cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người sử dụng lao động
Chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh tư nhân. Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp….
II. Mức đóng BHXH
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2025, theo khoản 1 Điều 2 Luật 2024 thì chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Người sử dụng lao động
+ Người tự doanh – chủ sở hữu – chủ hộ kinh doanh sẽ phải đóng mức 25% mức lương cơ bản/ tháng.
Căn cứ Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về tỷ lệ đóng BHXH từ 1/7/2025 của người sử dụng lao động như sau:
Điều 34. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động: 25%
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Chủ hộ kinh doanh được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Mức đóng thấp nhất của chủ doanh nghiệp là 25% x 2.340,00 = 585.000 đồng/tháng.
+ Đối với người lao động:
Tổng mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32% tiền lương tháng.
- 8%: vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- 1%: vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- 1,5%: vào quỹ bảo hiểm y tế.
- 14%: vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- 3%: vào quỹ ốm đau, thai sản.
- 0,5%: vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- 1%: vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- 3%: vào quỹ bảo hiểm y tế.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2025 được áp dụng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể:
– Vùng I: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 4.960.000 đồng.
– Vùng II: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 4.410.000 đồng.
– Vùng III: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 3.860.000 đồng.
– Vùng IV: mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2025 là 3.450.000 đồng.
Người lao động và sử dụng lao động đóng theo tỉ lệ % x mức lương vùng
Các chế độ BHXH thay đổi như thế nào khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025
III. Thời gian tham gia BHXH để được nhận lương hưu. Mức lương hưu
Để được hưởng lương hưu, người lao động cần đảm bảo hai yếu tố: đóng đủ số năm bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định và đạt tuổi nghỉ hưu. Cụ thể, theo quy định hiện hành, người lao động cần đóng đủ 15 năm BHXH và đạt tuổi nghỉ hưu (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ)
Mức lương hưu:
Mức lương hưu hàng tháng được tính dựa trên thời gian đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Đối với lao động
- Đóng đủ 15 năm BHXH: Hưởng 45% mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
- Đóng trên 15 năm BHXH: Cứ thêm mỗi năm đóng thì được tính thêm 2%, tối đa không quá 75%
IV. Rút BHXH 1 lần
Từ ngày 1/7/2025, việc rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần sẽ có một số thay đổi quan trọng.
+ Theo quy định mới từ ngày 01/7/2025, người lao động tham gia BHXH trước ngày này sẽ vẫn được rút BHXH một lần nếu sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.
(Chú thích: Có nghĩa là những ai đang có sổ cũ từ mấy năm trước mà giờ không đi làm nữa có thể tới rút bhxh 1 lần như trước đây)
+ Các trường hợp khác như đủ tuổi hưu, ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo, suy giảm khả năng lao động, hoặc khuyết tật đặc biệt nặng cũng được rút BHXH một lần.
+ Người lao động tham gia BHXH từ ngày này trở đi sẽ không được rút BHXH một lần, trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định như: đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH, ra nước ngoài định cư, mắc một số bệnh hiểm nghèo, hoặc bị suy giảm khả năng lao động nặng.
IV. Các thay đổi áp dụng sau 1/7
1. Thay đổi về chế độ ốm đau
2. Thay đổi về chế độ thai sản
3. Thay đổi về chế độ hưu trí
4. Trợ cấp hưu trí xã hội, trợ cấp hằng tháng
5. Thay đổi về chế độ tai nạn lao động
6. Thay đổi về chế độ tử tuất
7. Thay đổi về chế độ bảo hiểm xã hội một lần